Bài viết sưu tầm và trình bày cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất cho các mẹ để bảo quản và duy trì sữa mẹ tốt nhất:

Các bước vắt sữa bằng tay

– Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.

– Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.

– Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.

– Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.

Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.

Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra thông thường

– Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.

– Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.

– Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ tủ đông mini nhập khẩu Sanden Nhật -18 đến -24 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 3 đến 6 tháng.

Tại sao nên dùng Tủ đông mini bảo quản sữa

Một số bà mẹ thường để ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên do vệ sinh chưa kỹ, tủ lạnh có mùi nên bé rất kén và không chịu được. Thậm chí một số tủ lạnh ngăn đá để nhiều loại thực phẩm, có thể nhiễm khuẩn chéo nữa, rất nguy hiểm. Vì vậy mọi người nên mua riêng một tủ để trữ sữa đảm bảo tránh mùi và nhiễm khuẩn chéo.

Nếu bắt buộc trữ trong ngăn đá tủ lạnh, các mẹ xin lưu ý  cần để trong 1 cái hộp cách ly sữa khỏi thực phẩm khác, để sữa không bị ám mùi. Chứ còn nếu mà mình đã để sữa bị ám mùi thì ko có cách để hết mùi đâu.

Nhiếu bà mẹ bảo quản sữa mẹ bằng tủ đông mini nhập khẩu 

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

– Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.

– Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

– Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.

Các mẹ nên nhớ:

Cách bảo quản sữa mẹ được khuyến cáo:

Chú ý ghi ngày tháng vào mỗi bịch sữa lưu trữ.

Túi trữ sữa bằng nhựa plastic là lý tưởng nhất. Bạn có thể mua túi này ở nhà thuốc tây.

Sữa mẹ mới hút được trữ trong túi kín và giữ lạnh có thể sử dụng trong 3-5 ngày. Các túi sữa nên được đặt sát phía trong tủ nơi nhiệt độ thấp nhất.

Sữa mẹ mới hút được trữ trong túi kín và giữ trong ngăn đông thì có thể sử dụng trong 2 tuần, thậm chí là 3 tháng nếu có tủ đông mini trữ sữa.


Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách bảo quản sữa mẹ tại nhà.

Rã đông và hâm sữa mẹ

Tốt nhất là bạn nên rã đông sữa mẹ trong tủ lạnh. Sữa trữ đông chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ sau khi rã đông và nên được cất trong tủ lạnh.

Bạn có thể hâm sữa bằng cách đặt bình sữa trong nước ấm.

Ngoài ra, mọi người nên tham khảo thêm thông tin từ trung tâm sức khỏe Mẹ và Bé thì Bảo Quản Sữa Mẹ phải như sau

  • Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng, dán nhãn bên ngoài ghi ngày, giờ vắt. Sữa vắt trước sẽ làm ấm và cho bé dùng trước, sữa vắt sau cho bé dùng sau.
  • Không nên đổ đầy sữa vào bình, vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở. Chính vì vậy, khi mẹ đổ đầy túi hoặc bình sữa thì sữa rất dễ bị tràn ra trong quá trình lưu trữ, dẫn đến sữa nhanh bị hỏng.
  • Mỗi bình chứa sữa chỉ nên chứa khoảng 60 – 120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
  • Không nên bảo quản sữa ở cánh cửa tủ lạnh, vì cánh cửa tủ lạnh không bảo đảm độ lạnh, chỉ cần một ngày mở ra mở vào vài lần sữa cũng có thể bị hỏng. Sữa nên được bảo quản ở phía trong cùng của ngăn mát tủ lạnh và trên cùng của ngăn đá tủ lạnh.
  • Thời gian bảo quản sữa mẹ: Nếu ở nhiệt độ 19 – 26 độ C thì bảo quản được tốt nhất 4 tiếng (có thể để từ 6-8 tiếng). Trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ ≤-4 độ C thời gian bảo quản tốt nhất 4 ngày (có thể để tới 6-8 ngày).
  • Khi muốn bảo quản sữa ở ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi mới chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát một thời gian cho sữa tan đá rồi mới mang ra sử dụng.

Kinh nghiệm từ chị Thanh  (Gào)

Góc kinh nghiệm ?

Mẹ ba em bé sinh em Thỏ đã được 6 ngày. Vậy mẹ ba em bé vắt được bao nhiêu ml sữa/ lần vắt? Trong hình là 1 lần vắt 15 phút của Thanh được 2 bình đó! ??????

Vắt sữa là công việc song song với việc cho bé bú trực tiếp từ ti mẹ.
Thông thường, để duy trì ( và tăng ) lượng sữa mẹ trong quá trình nuôi con, mẹ sẽ cho con ti trước. Sau khi con ti no, bé sẽ ngủ. Lúc đó, mẹ sẽ vắt lượng sữa còn lại ra, để sữa tiếp tục sản sinh đợt sữa mới.

Mẹ còn vắt sữa khi cảm thấy ngực căng sữa, để tránh bị tắc tia sẽ ( rất đau đớn ) hoặc viêm tuyến vú. Cứng ngực do sữa tắc thành các cục cứng như đá trong bầu ngực.

6 ngày sau sinh mổ lần 3:
Thanh vắt được 200ml sữa/ lần. ( Như hình là Thanh vừa vắt xong )
Vắt 1 lần 15-20 phút.
Và vắt 5 lần/ ngày.

Như vậy, ngoài sữa cho con bú thì sau gần 1 tuần sinh em bé, Thanh vắt được thêm 1 lít sữa / ngày.

Ban đầu, ít sữa chỉ vắt được tầm 40-60ml/ lần.

Nhưng càng vắt và cho con bú sữa sẽ càng ra thêm. ( vì như đã chia sẻ nhiều lần, sữa sản sinh theo nhu cầu. Vắt càng nhiều cho bú càng nhiều sữa lại càng nhiều )

Sau này sau khi cho bú trung bình vẫn có thể vắt tầm 1,5-2l sữa/ ngày nếu mẹ nào chăm xíu. Lượng ăn của con cũng sẽ tăng lên, nên lượng sữa trữ cũng tuỳ nhu cầu mẹ.

*** Những lưu ý khi vắt sữa theo kinh nghiệm của Thanh nhé!

A. Trước khi vắt sữa:

1. Lấy 2 khăn sữa, nhúng khăn vào nước nóng ấm, vệ sinh đầu ti và bầu ngực theo chiều kim đồng hồ. ( Sau khi vắt xong cũng làm tương tự )
2. Uống 300ml sữa tươi ấm ( không đường ) hoặc 1 ly nước ấm trước khi vắt sữa hoặc cho con bú 5-10 phút.

B. Bị tắc sữa làm gì?

1. Nếu cảm thấy ngực đau nhức, sờ vào bầu ngực thấy các cục cứng. Đó là khi bạn bị tắc sữa.

Lúc này, bạn lấy khăn sạch, cho đá lạnh vào khăn quấn lại. Sau đó bạn chườm lên ngực. Chườm vào những chỗ thấy ngực bị cứng, chỗ bị tắc sữa sẽ tan và ngực mềm ra.

Không chườm bằng khăn ấm hay nước nóng.

2. Sau khi chườm lạnh, lấy bàn tay mát xa ngực theo chiều kim đồng hồ.

– Lấy tay bóp nhẹ đầu ngực cho sữa ra.

3. Lấy máy vắt sữa, vắt sữa ở chế độ nhỏ nhất. Sữa không ra vẫn nhẹ nhàng vắt.

Khi sữa ra nhỏ giọt, tăng dần mức độ vắt cho ngực làm quen dần, không bị đau.

Vắt sữa bằng máy từ 15-20 phút/ lần. Vắt cả 2 ngực. Không vắt 1 ngực thì sẽ bị lệch đó!

C. Lưu trữ sữa:

1. Sữa sau khi vắt được bảo quản trong túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng. Ghi ngày giờ và số ml sữa đã vắt trên mặt bìn.

2. Nếu bạn nhiều sữa, để sữa vào ngăn đá ( bảo quản tối đa 3 tháng, nhiều báo chí tài liệu nói trữ được tối đa 6 tháng trên ngăn đá. Thanh không quan tâm lắm. 6 tháng là thời gian quá lâu cho thực phẩm không chất bảo quản. Nhất là sữa cho con ăn thì không nên để tới 6 tháng. Theo cá nhân Thanh là thế! Ai làm khác thì tuỳ. Thanh không có nhu cầu tranh cãi nhé! Bác sĩ của Thanh ở Pháp nói không nên trữ sữa quá lâu! Vậy thoai. ). Khi dùng, cho vào máy hâm sữa, rã đông tự nhiên, hâm nóng. Tuyệt đối không rã đông hay hâm sữa bằng lò vi sóng.

Máy hâm sữa người ta sử dụng công nghệ hâm là bằng nước nóng ấm, nên hâm để rã đông sẽ hơi lâu chút đó. Ví dụ muốn cho con ăn liền thì phải rã đông trước đó chắc nửa ngày mới được.

3. Nếu sữa bạn vắt ra vừa đủ để con dùng trong ngày, sữa vắt ra để ngăn mát tủ lạnh. Sữa trong ngăn mát tủ lạnh Thanh chỉ dùng trong 48 tiếng kể từ khi vắt thôi.

Khi dùng, lấy sữa ra để vào máy hâm sữa rồi cho con ăn ( tuyệt đối không dùng lò vi sóng )

* Hâm sữa chỉ hâm 40 độ, không hâm quá nóng.
Máy hâm sữa có chế độ để hâm sữa.

Thử độ nóng của sữa bằng cách nhỏ sữa ra tay trước khi cho con ăn để bé không bị quá nóng.

Ở một số nước, sữa ở ngăn mát các mẹ cho ăn luôn, không hâm nóng. Theo mấy mẹ Hàn nói Thanh thế. Thói quen của Thanh là vẫn hâm sữa ấm bằng máy.

D. Dụng cụ hỗ trợ vắt sữa của Thanh:

– Các mẹ có con lần đầu thường hoang mang không biết nên biết phải mua máy vắt sữa nào? Thanh cũng thế đó! Bây giờ thì Thanh biết rồi: Không nên mua máy vắt sữa bằng tay. Không nêb mua máy vắt sữa điện đơn. Nên mua máy vắt sữa điện đôi, để vắt song song 2 ngực cùng một lúc.

– Thanh đang dùng máy vắt sữa Avent điện đôi. Thanh sẽ chụp hình máy post ở phần comment.

– Nên mua máy khử trùng bình sữa có sấy khô và khử trùng bằng tia UV. Không nên mua máy khử trùng bình sữa bằng hơi nước, nó ướt mệt lắm. ( Thanh post hình dưới comment )

Sau khi vắt sữa xong, rửa bình và phễu hút sữa bằng dung dịch rửa bình em bé. Vẩy cho khô. Rồi đặt vào trong máy sấy khô, khử trùng. Khi nào vắt mới lấy ra để tránh vi khuẩn.

– Túi/ bình trữ sữa, Thanh thì đang dùng túi trữ sữa của Avent.

– Máy hâm sữa/ rã đông sữa.

*** Các vấn đề khác:
– Khi con ti, có nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm, không cho con ngậm hết núm vú mẹ nên khi con ti mẹ sẽ bị nứt đầu ti ( nứt cổ gà ) rất đau rát và có thể bị chảy máu. Hồi cho Min ti Thanh đã bị, nên có dùng thuốc bôi trị nứt đầu ti của Medela ( Thanh sẽ post hình dưới comment ), ti sẽ phục hồi nhanh và vẫn cho con bú được.

– Dinh dưỡng khi cho con bú thì ở post phía dưới rồi. Đó là chế độ của Thanh thôi, còn ai làm sao tuỳ, Thanh chia sẻ kinh nghiệm cá nhân thôi nha! ??????
– Chú ý quan trọng: Lưu ý chế độ ăn của bản thân. Bởi tất cả những gì bạn ăn đều có thể vào sữa mẹ, và bé sẽ hấp thu trực tiếp. Vì vậy, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, cần chú ý tới tiêu tiểu của bé. Nếu thấy bé bị đau bụng, tiêu chảy, hay phân có màu lạ, mùi phân sống, thì mẹ phải loại bỏ những thức ăn không phù hợp. Bé 6 tháng tuổi có thể tiến hành lấy máu xét nghiệm các loại dị ứng cơ bản. Nếu phát hiện dị ứng, mẹ tránh không ăn những thức ăn con bị dị ứng và khi ăn dặm cũng tránh các thực phẩm bé bị dị ứng trong thực đơn. Xét nghiệm dị ứng làm tại phòng khám hoặc bệnh viện nhi.

– Cuối cùng, đừng nghe đứa nào doạ! Hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ! Sữa sẽ về, không cần lo lắng quá! Nhé! 

Không ai yêu con bằng mình! Mấy kẻ nói lời xấu, chắc chắn là người xấu! Hãy tránh xa nó! Bỏ qua nó! Nha! ??

Xem thêm:

 

Mua tủ đông mini trữ sữa mẹ loại nào tốt?

90% KHÁCH HÀNG ĐANG LỰA CHỌN TỦ ĐÔNG Mini SAI

Tủ đông mini 100 lít loại nào tốt?

4 Loại Tủ Đông Mini Gia Đình Trữ Sữa Giá Rẻ Đáng Xem Nhất

Tập Hợp Các Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Tốt Nhất Từ Các Mẹ
Xếp hạng bài viết này

One thought on “Tập Hợp Các Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Tốt Nhất Từ Các Mẹ

  1. Pingback: 4 Loại Tủ Đông Mini Gia Đình Trữ Sữa Giá Rẻ Đáng Xem Nhất - Tủ đông, Tủ Mát Nhật Bản - Nhập khẩu Thái Lan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *